Nên ưu tiên cổ phiếu thuộc DN có KQKD tốt

Nói về thị trường tuần tới, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam dự đoán khả năng hồi là có, có giằng co nhưng đi ngang là chính, VNindex dao động quanh vùng 1.260-1.300 điểm. Giao dịch cũng có sự phân hóa chủ yếu do KQKD quý 2 từ các DN, nhà đầu tư dựa vào đó để có thang điểm đo lường, định lượng được.

Thị trường nếu bước vào thời điểm không thể đo lường được thì nên chọn những cổ phiếu có thể đo lường được, yếu tố đo lường đó là tăng trưởng. Sau khi DN công bố KQKD, nhà đầu tư sẽ có tiêu chí để đo lường, lựa chọn nhóm ngành nào còn dư địa tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm. Đó cũng là yếu tố giúp thị trường bớt đà giảm”, ông Minh nói.

Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng vì thanh khoản còn thấp do tâm lý chờ đợi dịch bệnh được kiểm soát hơn.

Chiến lược đầu tư được khuyến nghị giai đoạn này là không bán bằng mọi giá nếu không có áp lực về margin. Mọi đợt dịch đều sẽ đi qua, như thị trường Hàn Quốc, Đài Loan…đều hồi phục mạnh mẽ sau dịch bệnh, TTCK sẽ tăng trở lại vì môi trường lãi suất thấp vẫn được duy trì, dòng tiền theo đó cũng khó chảy qua nhiều kênh khác.

Với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, không mạo hiểm luớt sóng thì tiếp tục nắm giữ và quan sát, chờ VNindex vượt 1.300 -1/315 kèm với khối lượng giao dịch trên 600 triệu đơn vị/ngày thì tham gia mới.

Với nhà đầu tư khẩu vị rủi ro cao hơn, có thể mua thăm dò tỷ trọng dưới 10%, ưu tiên ở các DN có KQKD tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm, qua đó có khả năng các DN đó vẫn hoạt động tốt trong nửa cuối năm, chẳng hạn nhóm ngân hàng vẫn tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi (giảm nợ xấu, chất lượng tín dụng tốt…); hay ở bất động sản thì chú ý nhóm BĐS KCN, và nhóm BĐS có quỹ đất vùng ven tốt vì thanh khoản ở các thị trường này vẫn đang sôi động.

Các nhóm khác có thể để ý là bán lẻ, tiêu dùng, logistics, còn chứng khoán luôn đi theo xu hướng thị trường.

Thị trường luôn vận động, biến động trong biên độ hẹp 1.230-1.300 điểm, cứ nhúng xuống rồi sẽ bật lên lại

Đây là quan điểm của ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Cấp cao CTCK KIS Việt Nam. Ông Phương mô tả dự báo diễn biến thị trường tuần sau như bản khiêu vũ “cha cha cha”, có bước tiến, có bước lùi luân phiên nhau.

Thông tin tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư hiện nay là việc giãn cách tại Hà Nội, bản chất là thông tin không mới thậm chí hành động sớm giúp ngăn chặn dịch bệnh tốt hơn. Nhà đầu tư bị chú tâm quá vào yếu tố này mà bỏ qua các thông tin tích cực khác, như việc giảm lãi suất 1% là rất lớn, rất tích cực.

Hành động cần có của nhà đầu tư lúc này, vẫn là tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, nếu sau 1 tuần nữa mà Tp.Hồ Chí Minh có tín hiệu có thể bỏ giãn cách tương đối, người dân có thể tự do đi lại thôi cũng có thể khiến thị trường hồi phục tốt hơn. Hoặc thay vì thông tin ca nhiễm F0 1.000-2.000/ngày, giảm xuống còn vài trăm ca thì cũng đã rất tích cực.

Ngoài ra, nhà đầu tư nên quan sát, tìm hiểu những DN đang hoạt động tốt, có dư địa tăng trưởng, vì đoạn này, mua cổ phiếu tốt giá thấp dễ hơn, khi thị trường đi vào ổn định, hoặc có tin tích cực thì khó mua được giá tốt.

Nhân lúc này, nhà đầu tư có thể tận dụng để tái cấu trúc danh mục, những cổ phiếu bị thua lỗ do mua đuổi, mua bắt đáy sớm có thể tìm cơ hội hồi phục để bán, mua thêm các cổ phiếu tốt, có phản ứng nhanh với thị trường để tận dụng nhịp hồi của thị trường thì những cổ phiếu đó có tốc độ tăng cao hơn các cổ phiếu khác.

Có thể nhịp rung lắc vẫn sẽ diễn ra để retest vùng đáy mới nhưng khả năng cũng chỉ diễn ra 1 – 2 phiên

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường CTCK MBS cho biết, về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang trong nhịp điều chỉnh khi đã giảm hơn 10% kể từ đỉnh gần nhất và đã tạo vùng đáy ngắn hạn ở 1.225 điểm – 1.238 điểm. Do vậy, chừng nào vùng đáy này chưa bị vi phạm thì nhịp phục hồi vẫn tiếp diễn. Mức điều chỉnh của thị trường trong tháng 7 năm nay đã tác động đến cổ phiếu trong rổ VN-Index tương tự như đã từng diễn ra vào tháng 7 năm 2020 cũng trùng với làn sóng Covid tại Đà Nẵng.

Báo cáo chiến lược tuần của MBS nêu, trong kịch bản cơ sở thị trường có thể tiếp tục duy trì nhịp phục hồi trong tuần tới với vùng trading nằm trong khoảng giữa MA100 và MA50. Có thể nhịp rung lắc vẫn sẽ diễn ra để retest vùng đáy mới nhưng khả năng cũng chỉ diễn ra 1 – 2 phiên.

Do vậy, với tín hiệu tạo vùng đáy kỹ thuật của chỉ số VN-Index đã diễn ra NĐT có thể sẽ cần quan sát thêm xu hướng trong những phiên đầu tuần tới để hành động tránh bị cảm xúc chi phối.

Trong kịch bản tích cực, thị trường cần lấy lại ngưỡng MA50, trong kịch bản cơ sở thị trường có thể tích lũy hoặc dao động trong vùng trading được tạo bởi 2 đường này. Trong kịch bản thận trọng, nếu vùng đáy ngắn hạn bị xuyên thủng, thị trường có khả năng retest ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, đây cũng là ngưỡng hỗ trợ trong xu hướng tăng kéo dài hơn 15 tháng vừa qua (kể từ cuối tháng 3 năm ngoái).

Kịch bản thị trường tuần tới:

Góc nhìn thị trường tuần 26-30/7: Như bài khiêu vũ “cha cha cha”, có tiến có lùi, có thể giải ngân ở các nhịp võng xuống - Ảnh 1.

Previous post Chia Sẻ Của Single Mom Nghị Lực Nguyễn Thị Thùy Dương – Chuyện Gia Với Lĩnh Vực Nail Tại Russia
Next post Đại diện FRT: Tất cả cửa hàng FPT Shop đã tiêm vắc xin và dần hoạt động trở lại, chuỗi dược Long Châu dự đóng góp đến 20% doanh số trong năm 2021